Cũng là chiếc Bánh Trung thu, nhưng cách thưởng thức sẽ quyết định rất lớn đến độ ngon của bánh và cảm xúc của người thưởng bánh. Một vài 'bí kíp' nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn nâng tầm việc thưởng bánh, trông trăng.

 

Ăn bánh đúng "thời điểm vàng"

Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng sẽ có một thời hạn sử dụng nhất định và bánh trung thu không phải ngoại kệ. Thời gian được biết đến là yếu tố then chốt quyết định chất lượng của mỗi chiếc bánh. Tuy nhiên, để đảm bảo bạn có thể thưởng thức được hương vị thơm ngon nhất của bánh thì cần có thời gian lý tưởng khi thưởng thức.

Đối với bánh nướng: Bánh nướng thường có thời điểm vàng để thưởng thức bánh là từ 3-4 tuần kể từ ngày sản xuất. Trong quá trình nướng thì bánh trung thu thường sẽ bị mất nước, hơi khô, màu sắc không tươi tắn. Vì vậy khi mua hay tự làm bánh trung thu nướng tại nhà bạn hãy chuẩn bị trước ít nhất 1 tuần để khi đến đêm trăng tròn bánh sẽ đạt hương vị đằm thắm và giúp bạn có thể thưởng thức bánh ngon hơn.

Đối với bánh dẻo: Bánh dẻo lúc vừa ra lò thường có độ dẻo rất cao vì vậy nếu bạn ăn ngay lúc này sẽ có cảm giác bánh hơi nhão, vị ngọt gắt, hay bị dính răng. Theo các nghệ nhân làm bánh thì thời gian lý tưởng để thưởng thức bánh trung thu dẻo là từ 15-20 ngày sau ngày sản xuất. Lúc này bánh sẽ đạt được độ dẻo nhất định và giúp bạn không bị ngấy khi ăn.

Nghệ thuật bài trí quan trọng hơn bạn nghĩ

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên, sự duy mỹ của con người cũng tịnh tiến theo đó. Thưởng Bánh Trung thu không phải chỉ để thỏa mãn cơn thèm, mà còn để "no mắt, no tình".

Việc bài trí bàn cỗ cũng như lựa chọn hộp bánh, hình thức bánh đẹp mắt, chan chứa ý tình cũng giúp cảm xúc của người thưởng bánh thêm thăng hoa, buổi trò chuyện thêm rôm rả.

Nói đến bài trí, ai mà chẳng xiêu lòng trước những bộ ấm tách xinh xắn, thêm một cái khăn trải bàn họa tiết tiệp màu với nhau. Bạn có thể pha và uống trà trong tách sứ, bát ngọc, đặt bánh trên khay gỗ để bàn tiệc thêm phần ấm cúng.

Muốn "bày vẽ" thêm chút nữa thử cắm thêm vài nhánh sen, nhánh lan để hương bánh, hương hoa quyện tràn lưu luyến. Nhà ai có khoảng sân vườn hay sân thượng thì ngại gì không trải manh chiếu hoa, cùng nhau ríu rít bày bánh, sẵn sàng đón ánh trăng thanh.

Trong cái tổng thể chặt chẽ xinh đẹp đấy, những hộp bánh cũng phải khoác lên mình bộ cánh rực rỡ để xứng tầm

Bánh Trung thu Hữu Nghị với hộp bánh được chăm chút tinh tế, kế thừa những nét đẹp của văn hóa Việt như hoa sen nở rộ, vươn cao tượng trưng cho sự thuần khiết, nghị lực kiên cường; hình ảnh chim công đang múa dưới ánh trăng vàng ấm áp như thắp sáng lời nguyện cầu may mắn, phúc lộc tràn đầy làm toàn vẹn thêm cho bàn cỗ trông trăng ấm cúng của mỗi gia đình.

Nâng tầm Bánh Trung thu với trà

Trong dân gian có câu thơ:

"Bánh ngon trà nóng ta say cảnh

Nhẹ nhàng tâm khởi những điềm lành”

Tìm về ngày xưa, xét về mặt văn hóa thì việc ăn một miếng bánh, nhấp một ngụm trà từ lâu đã thể hiện sự phóng khoáng dân dã của người Việt. Từ xa xưa, ông cha ta đã xây dựng nét văn hóa tuyệt vời mang đậm bản sắc dân tộc trong ngày Tết trung thu khi kết hợp thưởng thức những chiếc Bánh Trung thu thơm ngon cùng một ly trà ấm nóng thơm da diết.

 

Xét về mặt hài hòa trong ẩm thực, dư vị nhẹ nhàng nhưng da diết hương thơm của trà sẽ giúp nâng tầm hương vị của những chiếc Bánh Trung thu thêm phần đặc biệt hơn, trà sẽ dẫn vị đưa hương từng miếng bánh vào tận ngóc ngách của vị giác lẫn khứu giác người thưởng thức.

Ngoài sự hòa hợp hài hòa về mặt hương vị của trà với Bánh Trung thu, trà còn chứa những hợp chất EGCG giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, giúp điều hòa lượng đường trong cơ thể, củng cố hệ miễn dịch và khiến tinh thần thông suốt thư giãn hơn.

Vì sao thưởng thức Bánh Trung thu kết hợp cùng trà mới chuẩn vị?

Không phải tự nhiên mà trà được tất cả người dân Việt Nam chọn mặt gửi vàng để thưởng thức cùng những chiếc Bánh Trung thu. Bánh Trung thu từ lâu đã là biểu tượng của sự viên mãn, tròn đầy. Từ nghệ thuật ăn uống bạn có thể thấy trong vị ngọt ngào của bánh có vị đắng chát của trà. Còn trong cái dịu dàng, thanh khiết của trà lại có hương vị cầu kỳ, phức tạp của bánh.

Điều đặc biệt nhất chính là sau khi ăn một miếng Bánh Trung thu người ta sẽ không thể nào thỏa mãn được vị giác. Kết hợp cùng một ngụm trà ấm nóng sẽ giúp cho hương vị dịu ngọt của bánh đọng lại lâu hơn trên đầu lưỡi, thành vị thơm ngọt kéo dài mãi không thôi. Từ lâu, thói quen ăn Bánh Trung thu phải có ấm trà nóng bên cạnh đã trở thành một thói quen in sâu, một nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam.

Trong mâm cỗ trông trăng, không thể thiếu những thức hoa quả thơm thảo để việc thưởng bánh thêm thi vị. Phổ biến nhất là những loại quả nhiệt đới có vị chua như quả bưởi, táo xanh… để cân bằng với vị ngọt dịu nhẹ của bánh.

Nhâm nhi miếng bánh, cắn nhẹ miếng trái cây, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn sự thăng hoa về mặt vị giác.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là trăng sẽ tròn đầy, những thức quà đặc biệt đã được Hữu Nghị chăm chút, tinh chỉnh từ thiết kế sang trọng đến đa dạng hương vị thơm lừng bên trong tiệm cận đến sự hoàn hảo, để nhắc bạn nhớ mùa đoàn viên sắp đến.

Nếu có một thương hiệu thấu hiểu được giá trị của sự đoàn viên, nét văn hoá cổ truyền từ thời cha ông trong đời sống tinh thần của người Việt, rồi kết tinh nó hài hòa trong những chiếc bánh trung thu thì đấy chính là thương hiệu Bánh Trung Thu Hữu Nghị. Mỗi mùa trăng trôi qua, Hữu Nghị luôn không ngừng nỗ lực, chú trọng cải tiến sản phẩm từ mẫu mã, chất lượng đến hương vị để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng hiện đại. Thay đổi theo hướng hiện đại hơn nhưng vẫn trọn vẹn những tinh hoa cổ truyền.

Hệ thống cửa hàng Bánh trung thu Hữu Nghị chúng tôi cung cấp bánh trung thu Hữu Nghị lẻ và sỉ với chính sách giá ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp, trường học, tập thể, cơ sở sản xuất, công đoàn,..

Liên hệ ngay Hotline/ Zalo: 09 3131 8383 gặp trực tiếp tư vấn viên của chúng tôi để được hỗ trợ về thông tin sản phẩm.

Tham khảo mẫu quà tặng bánh trung thu trên website https://banhtrungthuhuunghi.com/

Chúc quý khách có một trung thu an yên, hạnh phúc bên gia đình!